Giấy Couche là chất liệu quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực in ấn. Thực tế, hầu hết sản phẩm sản xuất từ quá trình in ấn hiện nay đều sử dụng Couche. Vậy giấy Couche có gì đặc biệt? Couche gồm mấy loại giấy? In Hương Giang sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn loại giấy này.
Giấy Couche là gì?
Couche hay còn gọi là giấy C. Bề mặt vừa này giấy này có phủ cao lanh hoặc phủ thêm hỗn hợp polime. Nhằm tạo độ bóng, giúp bề mặt giới hạn chế bị thấm nước, màu sắc mực in ít bị phai.
Để sản xuất Couche, người ta cần sử dụng đến nhiều nguyên liệu như Canxi Cacbonat, Kaolin, Talc,… Ngoài ra còn phải kể đến nhựa, polyetylen. Đây là hai thành phần giúp bề mặt giấy chống ẩm tốt hơn, duy trì màu sắc trong thời gian dài.
Cả hai mặt của giấy Couche đều bóng mịn, có khả năng ăn mực nhanh, hiển thị thông tin sắc nét. Chính bởi vậy, loại giấy này phù hợp sử dụng để in ấn hình ảnh, sản phẩm đòi hỏi độ tương phản lớn.
Đặc điểm của giấy Couche
Đặc điểm nổi bật của giấy Couche nằm ở bề mặt bóng mịn, bắt sáng tốt, hiệu ứng tương phản với mực in. Nhờ đó, mỗi sản phẩm sản xuất từ Couche đều toát lên vẻ sang trọng, đẹp mắt.
Giấy Couche có khả năng tương thích với nhiều loại máy in, ăn mực nhanh. Ngoài ra, so với phần lớn loại giấy in khác thì Couche khá rẻ, dễ dàng ứng dụng in ấn thành đa dạng các loại hình sản phẩm.
>> Xem thêm: Giấy Crystal là gì? Ứng dụng của giấy Crystal trong thực tế
Phân loại giấy Couche
Giấy in Couche trên thị trường hiện chia thành 2 loại chính. Bao gồm Couche Matt và Couche Gloss. Mỗi loại giấy lại dễ dàng phân biệt bởi những đặc điểm riêng.
Couche Matt
Đây là loại giấy có bề mặt hơi mờ không quá bóng. Bởi trong quá trình sản xuất người ta đã phủ lớp trắng mờ với một lượng vừa phải, đảm bảo bề mặt có độ bóng trung bình.
Vì bề mặt bóng vừa phải nên giấy Couche Matt không khiến người nhìn bị chói mắt. Chúng thường được sử dụng để in ấn tạp chí, sách báo. Lớp phủ tạo một độ mịn vừa phải đảm bảo khả năng bám mực, tạo sự tương phản sắc nét hơn so với những loại giấy in thông thường.
Muốn nhận biết Couche Matt, bạn hãy thử chà sát bề mặt giấy vào đầu móng tay. Bởi khi chà sát liên tục, lớp bóng của mặt giấy sẽ xuất hiện rõ nét hơn. Tuy rằng bề mặt hơi bóng nhưng bạn vẫn dễ dàng dùng bút viết được lên bề mặt của giấy giấy Couche.
So với giấy Couche Gloss, Couche Matt lâu khô mực hơn. Chính vì thế, thời gian in ấn của loại giấy này cũng lâu hơn chút so với Couche Gloss.
Couche Gloss
Bề mặt của Couche Gloss cực bóng, bắt sáng tương đối tốt. Trong quá trình sản xuất giấy Gloss, người ta có dùng thêm một lớp Vecni hoặc lớp dung dịch đặc biệt nhằm đảm bảo bề mặt giấy không bị trầy xước, tạo độ bóng tự nhiên.
Chính vì bề mặt cực bóng nên bạn gần như không thể dùng bút viết lên bề mặt của giấy Couche Gloss. Giấy Gloss được sử dụng chủ yếu cho dòng máy in công nghiệp offset.
Định lượng phổ biến của giấy Couche
Định lượng của giấy Couche rất đa dạng. Trong đó thông số định lượng càng cao thì lại càng cho thấy độ dày của giấy càng lớn. Loại giấy có định lượng cao thích hợp sử dụng để in ấn ra các sản phẩm đòi hỏi tính cứng chắc như poster, danh thiếp, biển quảng cáo.
Định lượng thấp nhất của giấy Couche Gloss là 100gms. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn loại giấy từ 150gms, tùy nhu cầu in ấn.
Trong quá trình lựa chọn giấy có định lượng phù hợp, bạn cần phải chú ý đến loại máy in sẽ sử dụng để in ấn. Bởi không phải loại này in nào cũng có thể in loại giấy có định lượng lớn.
Ứng dụng của giấy Couche trong in ấn
Trong lĩnh vực in ấn, cả Couche Matt và Couche Gloss đều được sử dụng rất phổ biến. Khi cần in lên được quảng cáo, bao bì, danh thiếp, catalogue, tạp chí, thiệp mời cao cấp, hộp giấy,.. Người ta chủ yếu sử dụng giấy Couche.
Theo đó với loại giấy tráng phủ một mặt, bạn có thể sử dụng để in những sản phẩm như nhãn mác, bao bì,… Còn với loại giấy tráng phủ 2 mặt, người ta lại sử dụng để in ấn tạp chí, poster quảng cáo, thực đơn.
Các loại giấy Couche tương thích với nhiều chủng loại máy in. Vì thế trong quá trình in ấn, người in gần như không gặp khó khăn gì khi thao tác.
Nói chung, giấy Couche đang ứng dụng rất rộng rãi trong ngành in ấn, sản xuất các sản phẩm từ giấy. Bề mặt của Couche bóng tạo cho sản phẩm nét sang trọng, hiện đại. Hơn nữa giá thành của giấy in Couche cũng tương đối phải chăng.
Giấy Couche thuộc nhóm giấy phủ bóng bề mặt, có khả năng chống thấm nước tốt, bền màu, sử dụng dễ dàng trên các chủng loại máy in. Couche đã và đang là chất liệu quan trọng của ngành in ấn.
Phạm Thị Liên – CEO In Hương Giang ( Công ty in kỹ thuật Số chuyên nghiệp tại Hà Nội)
Tốt nghiệp: Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự MTA